BẠCH TRÀ SHAN TUYẾT: TINH HOA THUẦN KHIẾT CỦA NÚI RỪNG VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀNG CHO SỨC KHỎE

Bạch trà (trà trắng) shan tuyết được xem là đặc sản của núi rừng và cũng là thức trà trân quý nhất của Việt Nam. Trà được hái tay thủ công từ những cây trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi, là loại búp to màu trắng xám, dưới lá có phủ một lớp lông mịn, trắng nên được người dân gọi là trà tuyết hay shan tuyết.

 

Trà Shan Tuyết là đặc sản của núi rừng Tây Bắc Việt Nam.

 

Trà Shan Tuyết cổ thụ được trồng nhiều tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La… và được canh tác hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất hay tác động từ con người. Sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nơi có độ cao trên 1000m, sương mù bao phủ quanh năm, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, hấp thu dưỡng chất của đất trời và thổ nhưỡng phù hợp, Shan Tuyết có chất lượng hảo hạng nhất, cho được sắc nước vàng sánh như màu mật ong, hương thơm dễ chịu, vị đậm đà lắng sâu. Khi thủ tướng Malaysia là Mahathir Mohamad có chuyến thăm Việt Nam năm 2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng ông gói trà Shan Tuyết như một món quà quý, một thứ đặc sản của riêng Việt Nam.

 


Để hái được Shan Tuyết cổ thụ, người ta phải leo lên tay và hái thủ công.

 

1/ Vùng trà Shan Tuyết của Việt Nam

Do Shan Tuyết được hái từ những cây trà cổ thụ (thân to, tuổi đời hàng trăm năm), mà đặc điểm của trà cổ thụ là phải sinh trưởng tại nơi có độ cao hàng ngàn mét, khí hậu lạnh quanh năm nên chỉ có vùng cao Tây Bắc Việt Nam mới có thể phát hiện được giống trà này. Những cây trà mọc hoang, chủ yếu thuộc phạm vi ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn hay Tây Côn Lĩnh. Số lượng trà cổ thụ hiện cũng không còn nhiều do sự khai thác của con người và cả sự già cỗi. Ước tính chỉ còn khoảng 80 ngàn cây trà cổ thụ nên chúng rất quý hiếm, giá thành trên thị trường do vậy cũng vô cùng đắt đỏ.

 

Chỉ có vùng Tây Bắc Việt Nam mới có khí hậu và thổ nhưỡng tuyệt vời để những giống trà quý như Shan Tuyết sinh trưởng tự nhiên.

 

Tùy vào từng vùng đất, trà Shan Tuyết cho được những hương vị riêng. Trong đó, tên các vùng trà đã được gọi cùng Shan Tuyết và trở thành thương hiệu trà cực phẩm trong lòng những ai yêu trà, say trà. Có thể kể đến Shan Tuyết Suối Giàng, Shan Tuyết cổ thụ Tà Xùa, trà Shan Tuyết Tấn Xà Phì, Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh, Tuyết Cao Bồ… Tuy nhiên, chỉ có một số vùng như Suối Giàng (Yên Bái), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) và Tà Xùa (Sơn La) là được đưa vào sản xuất hiệu quả nhất, chủ yếu là các phương pháp thủ công truyền thống của người dân tộc Dao, Mông.

Phân loại:

-        Trà Shan Tuyết loại thượng hạng: 1 tôm (tức chỉ được hái duy nhất phần tôm – nõn trên cùng, không kèm lá. Hái trước khi tôm bung nên rất ngon và rất đắt).

-        Trà Shan Tuyết 1 tôm 1 lá, và có thể 1 tôm 2 lá (chất lượng thấp hơn).

 

2/ Chế biến trà Shan Tuyết

Mùa đông lạnh giá thường không nhìn thấy mặt trời. Thậm chí vào những buổi sáng mùa hè, búp trà cũng ngậm sương mù, hái trà buốt cả bàn tay. Trà Shan chỉ được hái thủ công, khi hái phải trèo hẳn lên cây do trà cao lớn nhiều lần so với con người. Trà tươi khi được gom về, phải chọn ra những búp trà đủ tiêu chuẩn, không bị sâu, không được quá già, đem bỏ vào chảo mà sao. Trước khi sao, trà cũng có thể được phơi cho ráo hoặc hấp sơ để lấy bớt nước trong trà ra.

 

Trà Shan Tuyết cổ thụ Dotea là trà Shan Tuyết cổ thụ Suối Giàng, khi pha cho sắc nước vàng sáng, hương thơm mộc mạc tinh khiết như núi rừng.

 

Khi sao, người ta dùng củi phơi khô cháy đượm để nước trà được xanh nhất. Trà được đảo đều cho đến khi khô lại, dậy mùi thơm. Quá trình sao khá vất vả và đòi hỏi kỹ thuật vô cùng khéo léo của người nghệ nhân, để vẫn giữ được hương trà tự nhiên, giữ được lớp tuyết bao phủ búp trà một cách trọn vẹn. Đó không chỉ là công việc đòi hỏi sức lao động cao mà còn buộc con người đặt cả tâm huyết của mình vào. Kinh nghiệm và những bí quyết sao trà của người Mông, người Dao được truyền lại qua bao thế hệ, cho ra đời những tách trà Shan đậm đà hương vị, dư âm của núi rừng bạt ngàn. Hãy thử một lần nhìn cô gái Mông tay nâng niu tách trà Shan Tuyết, đôi má hây hây ửng hồng để thấy được tách trà Shan thực sự là kết tinh của hương vị, bản sắc, của trái tim và vẻ đẹp truyền thống rất Việt Nam. Nhấp ngụm trà, dường như có cả vị ngọt của sương và hương vị của khói bếp Tây Bắc.

 

Người H’mong (Mông) sở hữu truyền thống và bí quyết làm nên những tách trà Shan tuyệt vời, đậm vị.

 

Nhiều gia đình người Mông, người Dao đặc biệt hiếu khách, họ sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm trà ngon bên tiếng khèn, tiếng sáo, hòa mình vào chốn mây bồng bềnh. Không chỉ là thưởng thức một tách trà, mà là thưởng thức cái văn hóa, lối sống, cái tình người chân chất, nguyên sơ.

 

3/ Tác dụng của trà Shan Tuyết đối với sức khỏe

Cũng giống như trà xanh hay Ô long, bạch trà Shan Tuyết là một nguồn dưỡng chất quý giá và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà hạn chế, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, bảo vệ tốt cho tim mạch và có lợi cho việc giữ ổn định mức đường huyết cho cơ thể. Trà cũng cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, cho cảm giác tập trung, minh mẫn, sảng khoái và khỏe khoắn hơn khi dùng đều đặn mỗi ngày.

 

Uống Shan Tuyết thường xuyên mang lại những giá trị vàng cho sức khỏe.

 

Shan Tuyết còn chứa nhiều các Flavonoids có tác dụng chống lão hóa hiệu quả, cải thiện làn da, sự tăng trưởng của các cơ và mạch máu. Trà bảo vệ cho hệ xương được vững chắc, ngăn ngừa loãng xương. Uống trà cũng tạo cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng, giảm stress (do chứa các L-theanine), giảm lượng chất béo độc hại hấp thu vào cơ thể, giải khát, thanh mát, đào thải chất độc, lợi tiểu… 

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn