• Gợi ý từ khóa:
  • Trà pha trà sữa, trà đen, trà ô long, trà xanh Thái Nguyên, Thiết Quan Âm...

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ BẠN UỐNG TRÀ ĐÚNG CÁCH

Bên trong trà xanh chứa rất nhiều polyphenol, flavonoid, vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxy hóa cao, loại trừ các chất độc hại cho cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh mát, kháng viêm, chống nhiễm trùng… Việc uống trà không chỉ là thói quen mà còn là cách để chăm sóc cơ thể mỗi ngày. Thế nhưng, không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có thể uống trà hoặc ai cũng sử dụng được loại đồ uống này. Cùng Dotea tìm hiểu những lưu ý không thể bỏ qua dưới đây nhé!

 

1/ Không uống trà theo thời gian tùy tiện

Thời gian uống trà cần được cân nhắc để mang lại lợi ích cho sức khỏe, tránh phản tác dụng khi bạn sử dụng trà. Theo đó, bạn nên dùng trà vào buổi sáng sau bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ, không những có tác dụng giúp trí não trở nên tỉnh táo, cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp bạn hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn được tốt hơn. 

 

Thời gian lý tưởng để uống trà là buổi sáng, sau khi ăn ít nhất 30 phút.

 

Tuyệt đối không uống trà ngay khi vừa ngủ dậy hay khi dạ dày rỗng, chưa ăn sáng bởi các chất có trong trà sẽ khiến dịch vị dạ dày của bạn bị loãng đi, nếu duy trì kiểu uống này lâu ngày rất có khả năng bị viêm loét dạ dày. 

Đối với những tách trà uống trong ngày, bạn cũng nên uống xen kẽ giữa những bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ, không uống ngay trong lúc ăn vì chất tanin trong trà sẽ khiến việc hấp thu chất sắt của cơ thể gặp khó khăn, gây thiếu sắt về lâu dài.

Với những người bị mất ngủ hoặc có tiền sử bệnh, nhạy cảm với caffeine không nên uống trà vào tối muộn. Nếu có sử dụng, cần uống trước khi ngủ từ 2 – 3 tiếng với liều lượng được pha loãng hơn thông thường.

 

2/ Không uống trà quá đặc

 

Uống trà quá đặc khiến lượng caffeine trong cơ thể hấp thụ nhiều, dễ gây bồn chồn, mệt tim, say trà. Nên sử dụng với liều lượng hợp lý cùng nước pha.

 

Bởi trà càng đặc thì lượng caffeine chứa bên trong càng nhiều. Khi sử dụng với liều lượng nhiều sẽ gây cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, không phải ai cũng có khả năng hấp thụ được caffeine, một số người bị dị ứng có thể bị tình trạng say trà: chóng mặt, nhức đầu, run tay chân… Do vậy, hãy uống trà với liều lượng đúng, pha theo hướng dẫn để có được hương vị nhẹ nhàng, vừa phải. Trà đặc cũng chứa lượng tanin cao, sử dụng lâu dài khiến cơ thể bị thiếu vitamin B.

 

3/ Không uống trà khi đang sử dụng thuốc

Những người đang uống thuốc nên ngưng uống trà.

 

Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh, không nên uống trà trong thời gian này. Bên trong trà chứa các hợp chất có thể tác dụng với các thành phần của thuốc, vô tình làm giảm tác dụng của thuốc đối với cơ thể. Tốt nhất bạn nên dừng hẳn thói quen uống trà nếu đang sử dụng thuốc nhé. Hãy dùng nước lọc để uống thuốc.

 

4/ Không uống trà quá nóng

 

Trà quá nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

 

Khi tiết trời chuyển lạnh, nhiều gia đình có thói quen phà trà và uống khi trà còn thật nóng mà không biết rằng uống như vậy có thể dẫn nguy cơ ung thư thực quản. Hãy pha với nhiệt độ thích hợp của từng loại trà, và uống khi trà còn ấm (khoảng 80 độ C). Bạn cũng không nên uống trà đã để qua đêm hay nguội hẳn sẽ dẫn đến lạnh bụng.

 

5/ Không uống trà cùng đường hoặc sữa quá thường xuyên

 

Thỉnh thoảng bạn có thể thêm sữa hoặc đường để tăng hương vị cho những tách trà, nhưng không nên quá thường xuyên.

 

Trà cho thêm đường hoặc sữa quả là thức uống rất hấp dẫn, tuy nhiên nó cũng đi kèm việc tăng lượng chất béo hấp thu vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Thỉnh thoảng bạn có thể uống như vậy, nhưng sử dụng thường xuyên, liên tục thì không nên nhé. Đối với trà xanh, khi cho thêm sữa, các chuyên gia cũng cho rằng sẽ làm giảm tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh về tim mạch.

 

6/ Không uống trà khi đang có bệnh

 

Nên chắc chắn bạn không mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, dạ dày, sỏi thận, táo bón… khi sử dụng trà.

 

Một số trường hợp được bác sĩ khuyên tuyệt đối không sử dụng trà. Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, tim mạch, thiếu máu, các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón… trà không phải là thức uống bổ sung phù hợp. Với những người bị cao huyết áp, việc uống trà chỉ khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao thêm chứ không hề tốt cho sức khỏe.

 

7/ Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng trà

 

Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, nếu muốn sử dụng trà cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

 

Do nếu uống nhiều trà trong quá trình mang thai sẽ khiến cho các mẹ thiếu hụt axit folic (hay còn được gọi là vitamin B9), ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi đây là một trong những vi chất rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của bào thai trong bụng mẹ, nhất là đến hệ thần kinh, vô cùng quan trọng trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thiếu axit folic dễ dẫn đến tình trạng hở đốt sống, hở hàm ếch, dị tật ở tim… 

Uống nhiều trà khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho thai thông qua nhau thai.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn bình thường. Nếu sử dụng nhiều trà có thể khiến tốc độ trao đổi này được đẩy lên nhiều hơn nữa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của các bà mẹ. Do đó, nếu muốn sử dụng, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để uống một cách khoa học nhất.

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Dotea Store
Dotea Store
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn