• Gợi ý từ khóa:
  • Trà pha trà sữa, trà đen, trà ô long, trà xanh Thái Nguyên, Thiết Quan Âm...

TRÀ GỪNG – TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, GIỮ ẤM CƠ THỂ

Trong tủ bếp gia đình, gừng là một trong những gia vị phổ biến nhất, mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Gừng hỗ trợ chữa các rối loạn về dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa, có khả năng phòng ngừa, chữa viêm nhiễm, thấp khớp, đau nhức, điều trị chuột rút, làm ấm cơ thể và có thể hỗ trợ cho quá trình giảm cân. Một tách trà gừng ấm nóng mỗi ngày tựa như bài thuốc từ thiên nhiên. Bạn có thể thử pha trà gừng bằng cách ủ nóng gừng tươi hoặc kết hợp cùng trà xanh để tăng cường hiệu quả sử dụng.

 

Uống trà gừng đều đặn và khoa học mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest

 

1/ Tác dụng của việc uống trà gừng thường xuyên

Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà gừng là buổi sáng. Lúc này, dạ dày có nhiều khí hơi, trà gừng sẽ giúp dương khí bốc lên để tăng cường cho sức khỏe hơn, kiên tỳ ôn vị.

 

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy gừng tươi trong tủ bếp gia đình. Ảnh: Pinterest. 

 

Gừng được xem như loại thảo mộc có chứa nhiều hoạt chất zingiberen và gingerol có tác dụng giảm viêm, giảm đau, điều trị chứng hoa mắt chóng mặt ở người. Đó là lý do vì sao khi bị chóng mặt, hạ đường huyết, người ta thường pha một tách trà gừng ấm nóng, thêm vào một ít mật ong để cải thiện cơn đau đầu, choáng váng. Với những người bị đau khớp, pha trà từ rễ của gừng sẽ giúp xoa dịu hiện tượng đau nhức khớp do trong rễ gừng có chứa dược tính làm giảm sưng, viêm trong cơ thể. Khi bị cảm lạnh hoặc thời tiết chuyển mùa, cơ thể dễ bị vi khuẩn virus xâm nhập, trà gừng bảo vệ bạn tốt hơn nhờ tính kháng khuẩn histamin, giúp giảm ho, cảm mạo, giảm viêm mũi dị ứng. Đối với những ai thường xuyên bị hiện tượng chuột rút, xây xẩm mặt mày, chóng mặt khó chịu trong kỳ kinh nguyệt, tách trà gừng sẽ là người bạn tuyệt vời. Bên cạnh đó, trà gừng cũng làm dịu cơn đau nửa đầu và thậm chí có thể chữa chứng đau nửa đầu nếu bạn sử dụng đều đặn và khoa học.

 

Gừng là thảo mộc thiên nhiên có chứa nhiều hợp chất zingiberen và gingerol giúp giảm viêm, giảm đau.

 

Bên trong trà gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, sắt, canxi, kali, protein, selen, magie, vitamin, khoáng chất… giúp tăng cường thêm cho hệ thống miễn dịch, ngăn chặn các bệnh thông thường. Nhấm nháp tách trà gừng ấm nóng giúp tiết nước bọt, dịch mật và dịch tiêu hóa rất có lợi cho dạ dày, giúp dạ dày thêm khỏe mạnh hơn, loại bỏ các hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, co thắt… giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng hơn. Trà gừng cũng hỗ trợ cho quá trình giảm cân nếu bạn kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh cùng những bài tập thể dục thể thao điều độ, hợp lý.

 

2/ Cách pha trà gừng

Trà gừng trà xanh:

 

Bạn nên bổ sung trà xanh, gừng tươi và chút mật ong vào thực đơn cho sức khỏe.

 

Trà xanh pha cùng gừng được xem là sự kết hợp rất tuyệt vời. Gừng là thảo mộc thiên nhiên có nhiều hợp chất lành tính, an toàn, trong khi trà xanh lại nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng, chống viêm nhiễm… Với những người có thói quen uống từ 2 – 3 tách trà xanh mỗi ngày, có thể dễ dàng kết hợp thêm gừng tươi vào buổi sáng để thêm minh mẫn và khỏe mạnh.

  • - Nguyên liệu: 1 nhánh gừng tươi nhỏ, trà xanh (loại trà khô dùng để hãm), chanh, 1 – 2 muỗng cafe mật ong.

  • - Cách làm: Gừng tươi cạo sạch, rửa rồi đem thái lát mỏng. Bạn dùng nước đun sôi hãm trà xanh như thông thường, thêm vào vài lát gừng tươi đã chuẩn bị sẵn, 1 lát chanh và thêm chút mật ong để cân bằng vị khi trà còn ấm. Vậy là có thể thưởng thức rồi nhé.

  • - Có thể uống trước khi tập thể dục sẽ giúp bạn tươi tỉnh, giàu năng lượng cũng như đốt cháy calories nhiều hơn.

  •  

Trà gừng trị cảm theo cách truyền thống:

Đun gừng tươi trong nước sôi, thêm chút mật ong có thể giúp làm ấm cơ thể, trị cảm mạo hiệu quả. Ảnh: Pinterest.

 

  • - Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 300ml nước lọc, 1 thìa mật ong  

  • - Cách làm: đun sôi nước trên bếp, thêm vào gừng tươi đã được cạo sạch, thái lát mỏng, tiếp tục đun trong khoảng thời gian 5 phút để gừng tươi tiết ra đủ chất. Tắt bếp, cho thêm 1 thìa mật ong và khuấy đều

  • - Có thể dùng ngay hoặc sử dụng lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát

  • - Ngoài gừng thái lát, bạn có thể đơn giản hơn bằng cách giã nát 20G gừng tươi, bỏ vào nước đã đun sôi để ủ hoặc thêm vào trà nóng, thêm chút đường rồi thưởng thức

  •  

3/ Ai không nên dùng trà gừng?

 

Những người bị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột… không nên sử dụng gừng.

 

Đối với những trường hợp bị bệnh huyết áp cao, nếu quyết định sử dụng gừng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những người mắc các bệnh mụn nhọt, tiểu đường, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm gan, nhiệt trong, nhiệt táo, người có thai, đại tiện ra máu, bệnh tim mạch đang trong thời kỳ phát triển… không nên dùng. Bạn cần tìm hiểu kỹ các bệnh lý nền cũng như hiện trạng sức khỏe của cơ thể trước khi sử dụng trà gừng.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen khi bước vào mùa hanh khô, lạnh giá uống trà gừng hầu như mỗi ngày. Trà gừng rất tốt nhưng phải uống với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng uống vì có thể gây ợ nóng, tim đập nhanh, mất ngủ, đau đầu. Tốt nhất chỉ dùng 2 – 3 tách trong ngày, tuyệt đối không dùng hơn 5 tách một ngày.

 

 

 

 

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Dotea Store
Dotea Store
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn