Trà là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Tùy vào từng quốc gia khác nhau mà phong cách trà cũng như loại trà đặc trưng cũng khác biệt, tạo nên sự đa dạng của trà ngon và cả nền văn hóa ẩm thực phong phú. Tất cả các loại trà ngon trên thế giới này đều bắt nguồn từ cây trà (tên khoa học là Camellia Sinensis). Ghé thăm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan… và cùng Dotea khám phá những loại trà ngon đặc biệt nhé!
Rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có phong cách uống trà cũng như loại trà đặc trưng riêng.
Trung Quốc có rất nhiều loại trà nổi tiếng, nhưng phong phú và nổi tiếng nhất có thể kể đến Ô long. Ô long có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, sau này được du nhập và phát triển cực thịnh tại Đài Loan. Trà trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới , độc đáo ở quá trình bán lên men tạo nên hương vị nhẹ nhàng, khoan khoái, thường có hương vị của hương hoa, thiên nhiên, ngọt dịu rất dễ uống. Để thưởng thức Ô long đắt đỏ, sang chảnh và hiếm có, bạn có thể thử uống Dai Hong Pao với giá bán cho một ấm trà có thể lên tới khoảng 10.000 USD.
Ô long với vị nhẹ nhàng, thanh mát, là thức trà quý và nổi tiếng của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng nổi tiếng là nhà sản xuất trà hàng đầu của thế giới. Các loại trà như trà đen, vàng, trắng, Ô long được sử dụng hầu như cả ngày theo thói quen của người dân.
Nổi tiếng với những lễ nghi cầu kỳ bậc nhất, trà đạo Nhật Bản chính là sự trải nghiệm thẩm mỹ hoàn hảo nhất. Dường như mọi công đoạn, sự chuẩn bị, các bước thưởng trà đều chỉ nhằm hướng tới một khoảnh khắc: tập trung tinh thần và năng lượng của bạn vào tách trà. Ẩn sau trà đạo là nhiều bài học ý nghĩa và nói lên nhiều về quan niệm, niềm tin và những giá trị cốt lõi của tinh thần Nhật Bản.
Thưởng thức trà đạo Nhật Bản là thưởng thức vẻ đẹp chân - thiện - mỹ.
Nổi tiếng có thể kể đến Matcha – một loại bột được nghiền mịn từ lá trà xanh cao cấp, khi pha dùng chổi chasen để đánh. Gyokuro lại là loại trà đắt đỏ, có màu ngọc bích, hương vị ngọt ngào, hương thơm khác biệt với giá bán khoảng 650 USD/kg.
Trà Gyokuro của Nhật Bản với màu xanh ngọc bích đặc trưng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Người Anh cực kỳ yêu trà, đến nỗi họ có hẳn một văn hóa “trà chiều”. Bữa ăn nhẹ thứ hai trong ngày, một bữa ăn thường được phục vụ vào khoảng 4 giờ chiều đến 7 giờ tối. Những tách trà Earl Grey (hay được biết đến là Trà Bá Tước) được phục vụ cùng bánh ngọt, sandwich. Đây là loại trà được pha trộn giữa trà đen truyền thống và phối trộn thêm cùng tinh dầu quả Bergamot – loại quả lai giữa cam và chanh, tạo nên hương vị nồng ấm và sang trọng. Khoảng năm 1841, nữ công tước Bedford đã có công phát triển văn hóa uống trà trong giới quý tộc, và cho đến tận ngày nay, nó trở nên phổ biến và là thói quen không thể nào thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Anh.
Văn hóa trà chiều luôn được yêu chuộng ở Anh Quốc. Trà thường dùng kèm cùng bánh ngọt, sandwich.
Ấn Độ từ lâu nổi tiếng với bề dày lịch sử phong phú về các loại đồ uống. Trong đó, có thể kể đến Masalai Chai – một loại trà hỗn hợp pha trộn nhiều loại gia vị thảo mộc (trà đen, thảo quả, đường nâu, gia vị…). Tại Ấn Độ, bạn có thể mua Masalai Chai hầu như ở mọi quán Café, đây cũng là một trong những loại trà Assam của Ấn Độ.
Trà Masalai của Ấn Độ có chứa nhiều gia vị rất tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hai loại trà Assam và trà Darjeeling rất nổi tiếng trên thế giới vì hương thơm và hương vị vô cùng đặc biệt của vùng trồng (tên đặt theo vùng sản xuất). Trà Assam được trồng tại vùng biển, có mùi mạch nha độc đáo, vị vô cùng dịu mát.
Còn gọi là trà bơ, gồm hỗn hợp của trà đen, sữa, muối và bơ sữa bò Yak. Mỗi sớm bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống, trong từng con hẻm tại cao nguyên Thanh Tạng, hương vị nồng đượm và béo của bơ Yak lại được đánh thức. Người Tây Tạng và cả cộng đồng người Tây Tạng tại Ấn Độ, Nepal đều coi đây là thức uống truyền thống yêu thích nhất. Trà bơ cũng thể hiện cho văn hóa sống của người Tạng, khi mà thiên nhiên nơi dãy Himalaya lúc nào cũng khắc nghiệt, quanh năm tuyết phủ khắp xứ Tạng, người ta không chỉ cần đến áo ấm để giữ nhiệt mà còn cần đến những thức uống đặc biệt để cung cấp thêm năng lượng và làm ấm cơ thể.
Trà bơ Yak rất phổ biến ở Tây Tạng. Nguồn ảnh: yowangdu
Trong số 20 quốc gia tiêu thụ trà nhiều nhất trên thế giới thì một nửa trong số đó là các quốc gia Ả-Rập, điển hình chính là Ma-rốc. Một loại trà gây thương nhớ của người dân Ma-rốc chính là trà bạc hà, phổ biến ở bất cứ nhà hàng, quán ăn hay từng căn nhà của người dân nơi đây. Trà bạc hà của Ma-rốc thường được pha từ lá trà xanh, lá bạc hà tươi và đường, được uống khá nóng. Ở đây, họ coi trà bạc hà là đồ uống có tính nghi lễ hiếu khách.
Những tách trà bạc hà ấm nóng có thể đánh thức giác quan và năng lượng của cơ thể.
Làm từ bột sữa, trà, siro hương liệu và hạt trân châu. Ngày này, người ta cũng thêm vào nhiều loại topping khác cho trà để biến tấu và tạo sự phong phú hơn cho hương vị. Món uống này có thể dùng nóng hoặc lạnh, và sức công phá của nó (đặc biệt là khu vực Châu Á) thì hẳn ai cũng đã biết.
Trà sữa trân châu ngọt, thơm, béo ngậy làm say lòng những tín đồ trà sữa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là loại “trà ngọt” pha từ trà đen cùng với đường khi còn nóng. Trà đen ở đây thường là trà lipton cổ điển có hương vị rất nồng và đượm, có khi thêm vào chút chanh hay kết hợp cùng baking soda giúp hương vị trở nên đậm đà hơn. Loại trà này phổ biến nhiều ở các bang miền Nam nước Mỹ.
Trà Sweet Tea là sự pha trộn của trà đen, đường, đôi khi có thêm chanh và baking soda. Nguồn ảnh: seriouseats
Trà sữa Thái pha cùng đá, đường, sữa đặc, có khi phối trộn thêm cùng bột vani, quế, hồi. Đây là điểm sáng của nền văn hóa ẩm thực đường phố Thái Lan. Trà cũng rất được yêu thích bởi khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới khi đến tham quan xứ sở chùa vàng.
Trà sữa Thái - văn hóa ẩm thực đường phố nổi tiếng của xứ chùa vàng. Nguồn ảnh: Sidechef
Bình luận