• Gợi ý từ khóa:
  • Trà pha trà sữa, trà đen, trà ô long, trà xanh Thái Nguyên, Thiết Quan Âm...

UỐNG TRÀ XANH RẤT TỐT NHƯNG BẠN NÊN UỐNG BAO NHIÊU MỖI NGÀY?

Trà là một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới và luôn được ca ngợi bởi các lợi ích sức khỏe hàng đầu. Uống trà giúp tăng sức đề kháng, cải thiện tâm trạng, tập trung tỉnh táo, ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, các chuyên gia khuyến cáo lượng trà xanh nạp vào cơ thể quá nhiều mỗi ngày cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy uống như thế nào là tốt cho cơ thể?

 

Uống trà xanh rất tốt cho sức khỏe với điều kiện uống đúng và khoa học.

 

1/ Tác dụng phụ khi uống quá nhiều trà xanh bạn cần biết

Khi nhắc đến trà xanh, mọi người thường tập trung vào công dụng sức khỏe cũng như lợi ích sắc đẹp của nó. Nhưng chúng ta quên rằng, uống trà xanh chỉ thật sự có lợi khi uống với liều lượng đúng và khoa học. Tuy không phải là thuốc, nhưng bên trong trà xanh có chứa nhiều các hợp chất, có thể gây ra những phản ứng phụ nếu uống quá liều, mất kiểm soát.

 

Tuyệt đối không được lạm dụng trà xanh thay cho lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày.

 

Một trong những tác dụng phụ tệ nhất khi lạm dụng trà xanh là tình trạng thiếu sắt, làm giảm sự hấp thu sắt vào trong máu. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chất tanin - được cho là tạo nên vị chát của trà, có thể kết hợp với các phân tử sắt khi bạn dung nạp thực phẩm.

Bên cạnh đó, thành phần trà xanh có chứa caffeine (dù hàm lượng thấp hơn nhiều so với coffee). Đối với những người bị dị ứng caffeine, uống nhiều trà có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lo lắng, tim đập nhanh, mất ngủ, bồn chồn.

Uống quá nhiều trà cũng ảnh hưởng đến dạ dày của chúng ta, gây ra tình trạng ợ nóng, kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Do đó, trà không phải là thức uống dành cho những người bị viêm, loét dạ dày.

 

Uống trà cần khoa học và có hiểu biết để tránh những tác dụng phụ không như mong muốn.

 

Trà là thức uống lợi tiểu. Do đó, sau khi uống trà, chúng ta có xu hướng đi vệ sinh. Nếu chỉ đi vệ sinh mà không uống nước lọc bổ sung, cơ thể rất dễ bị mất nước. Chính vì vậy, bạn không nên coi trà là lượng nước thay thế nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Một số trường hợp hạn chế hoặc chỉ nên uống trà pha loãng, không nên uống trà đặc. Một số người mắc các loại bệnh liên quan đến táo bón, suy nhược thần kinh, mất ngủ, người thiếu máu, loãng xương… không nên uống trà. Bạn cần tìm hiểu kĩ nếu cơ thể có bệnh lý nền trước khi tập thói quen uống trà nhé.

 

2/ Nên uống bao nhiêu trà mỗi ngày để mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe?

Dù uống trà có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng chỉ khi bạn lạm dụng liều lượng uống. Còn nếu sử dụng trà một cách khoa học và đều đặn đúng theo khuyến cáo của các chuyên gia và bác sĩ, uống trà vẫn được coi là thói quen tuyệt vời dành cho sức khỏe về lâu dài.

 

Uống bao nhiêu trà mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?

 

Liều lượng uống: Mỗi người bình thường trung bình nên uống từ 2 – 3 tách trà xanh. Những người có nhu cầu giảm mỡ hoặc muốn tăng cường hoạt động trao đổi chất có thể uống từ 5 – 7 tách trà. Việc uống bao nhiêu còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và mục đích sử dụng trà. Nhưng tuyệt đối không nên uống trên 10 tách/ngày vì sẽ dẫn đến mất ngủ, bồn chồn, mệt mỏi.

Thời điểm uống: Bạn có thể uống trà vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Uống trà vào buổi sáng có thể giúp cơ thể tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật. Nên nhớ chỉ uống sau khi đã ăn sáng đầy đủ. Khi cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, uống trà giúp bổ sung một phần nước và năng lượng, từng bước giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Bạn cũng có thể uống trà xen kẽ giữa các bữa ăn (một giờ trước và sau khi ăn) để tăng cường trao đổi chất, kiểm soát sự thèm ăn và hạn chế hấp thu dầu mỡ. Trà giúp hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa mà vẫn đảm bảo cơ thể được hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như vitamin, khoáng chất cần thiết.

 

3/ Một vài lưu ý giúp bạn uống trà khoa học hơn

Hãy uống trà mới pha: nên uống trà ấm, không quá nóng, không để nguội qua đêm. Trà nguội chứa nhiều vi khuẩn hoặc đã bị giảm đi đặc tính chống vi khuẩn vốn có.

Pha trà đúng cách: tùy vào từng loại trà, hãy đảm bảo nguyên liệu trà tươi ngon và thời gian hãm trà hợp lý. Có như vậy, bạn mới tận dụng hết công dụng của chúng mang lại cho sức khỏe.

Không uống trà với thuốc: không sử dụng trà để uống bất cứ một loại thuốc nào. Hợp chất của trà có thể tác dụng cùng các chất bên trong thuốc, làm giảm công dụng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn.

Không uống trà khi đói: uống trà khi dạ dày còn rỗng sẽ khiến dạ dày chịu ảnh hưởng xấu, cơ thể bạn dễ bị nhiễm lạnh, có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên dùng trà.

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Dotea Store
Dotea Store
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn